Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

LINH THIÊN NÚI CẤM - NÚI SAM VÙNG THẤT SƠN

Giá Tour: 750.000đ
Giảm còn: 650.000đ
👍👍👍
Thời gian: 1 ngày
Phương tiện: xe
Lịch trình chi tiết:
SÁNGNÚI CẤM - HUYỀN THOẠI CUNG VÀNG ĐIỆN NGỌCĂN SÁNG, TRƯA


05h00: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Núi Cấm, ăn sáng đặc sản tại Tp Long Xuyên.

08h30: Đến núi Cấm Quý khách có thể di chuyển lên núi bằng xe ôm hoặc ngồi trên cáp treo gắm toàn cảnh núi non hùng vĩ giữa những cánh đông lúa bạt ngàn.

Rất nhiều cảnh đẹp điện thờ linh thiên và những hang động kỳ bí chờ Quý khách khám phá:


Hồ Thủy Liêm


Hồ Thủy Liêm nằm ngay giữa không gian đỉnh núi Cấm. Diện tích hồ: 60.000m2. Ở hồ có nuôi nhiều cá chép và cá vàng. Nơi đây khá đa dạng các loài cá vì hàng năm đều có khách thập phương đến phóng sinh. Hồ có 1 cây cầu bắt ngang. Nó nối chùa Phật Lớn với các điểm dân cư xung quanh. Quanh hồ cũng xây dựng các con đường xi măng để khách thập phương đi bộ tham quan.

Hiện nay hồ Thủy Liêm ở núi Cấm cũng không phải là một cảnh quan quá hoành tráng để tham quan. Tuy vậy nó như là 1 công viên thanh tĩnh với khung cảnh thiên nhiên trong lành. Mọi người khi tham quan có thể đi bộ, ngắm cảnh và chụp hình check in. Hồ nằm cạnh chùa Phật Lớn, hướng ra chùa Vạn Linh. Nơi đây góp phần tạo nên khung cảnh đặc trưng của vùng núi Cấm thanh tịnh.

Chùa Phật Lớn hình thành từ năm 1912. Chùa tên Phật Lớn là vì chùa có 1 tượng Phật cao 1,8m là tượng cao nhất ở vùng đất núi Cấm. Ngoài ra nó dùng để phân biệt với chùa Phật Nhỏ cũng nằm trên núi Cấm. Hướng chùa nhìn ra hồ Thủy Liêm, bạn chỉ cần đi bộ vài bước chân từ chùa là đến khu vực hồ.

Chùa có chánh điện kiến trúc 3 mái, đậm nét kiến trúc chùa miền Bắc. Khuôn viên phía sau khá rộng lớn. Nhiều kiến trúc Phật giáo trên khuôn viên rộng lớn.

Tượng Phật Di Lặc lớn


Nhiều người nhầm lẫn tượng Phật Di Lặc nằm trong địa phận chùa Phật Lớn. Tuy vậy 2 địa điểm này hoàn toàn nằm cách xa nhau. Nó nằm đối diện nhau, cách bởi hồ Thủy Liêm. Tượng Phật Di Lặc ở đỉnh núi Cấm cao 33,6m. Tượng bắt đầu thi công xây dựng năm 2004, mãi đến năm 2005 mới hoàn thành xây dựng. Nó là tượng Phật Di Lặc lớn nhất nằm trên đỉnh núi ở Việt Nam và Đông Nam Á.



Chùa Vạn Linh


Chùa Vạn Linh hình thành từ năm 1927. Tuy chùa không phải là cổ nhất hay mang những nét đặc trưng văn hóa lâu đời ở núi Cấm. Nhưng nó là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và hoành tráng nhất hiện nay trên đỉnh núi. Từ trên bảo tháp bạn có thể nhìn thấy hầu hết khung cảnh các công trình tại núi Cấm. Ngoài ra không gian rộng rãi, nhiều cây cối và các kiến trúc đẹp biến Vạn Linh thành ngôi chùa nổi bật nhất hiện nay ở đỉnh Thiên Cấm Sơn.

Cổng chùa Vạn Linh là cổng tam quan với mái ngói âm dương. Cổng được sơn trắng toàn bộ. Đi thẳng vào bên trong bằng lối mòn, đi qua vườn rau, khám phá khuôn viên bên trong chùa.

Bảo các Quan Âm 9 tầng (bao gồm tầng dưới và tầng nóc) theo kiến trúc Bồ Đề Đạo Tràng của Ấn Độ, cao 35m đặt ở giữa. Đây là công trình thờ phụng nhiều vị Phật, Bồ Tát khác nhau ở mỗi tầng. Tầng dưới thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, tầng 1 thờ Di Lặc, tầng 2 thờ Địa Tạng, tầng 3 thờ Phổ Hiền, tầng 4 thờ Văn Thù, tầng 5 thờ Đại Thế Chí, tầng 6 thờ Quan Thế Âm, tầng 7 thờ Thích Ca. Tuy vậy bảo các chỉ mở cửa vào các ngày cuối tuần (Ngày thường khóa cổng vào).


Đi thẳng vào là Chánh Điện uy nghiêm 7 tầng (2 tầng chánh điện và 5 tầng mái). Bên trong tầng dưới là tượng Phật Thích Ca thiền định nặng 2 tấn (Đúc từ năm 1997). Hai bên là 2 bức phù điêu cổ khắc nổi Quan Thế Âm và Địa Tạng Bồ Tát (điêu khắc năm 1996). Background tường là hình tượng gốc bồ đề. Phía sau Chánh điện là Tổ điện thờ Đạt Ma Tổ Sư.

Tháp Hòa Thượng Khai chùa Thích Thiện Quang (Ông là người dựng lên Chùa Vạn Linh từ thuở ban đầu) cao 3 tầng ở bên phải Bảo các Quan Âm. Bên trong có thờ phụng di cốt của Hòa Thượng.

Tháp chuông 2 tầng hình bát giác ở bên trái Bảo các Quan Âm. Tầng dưới đặt tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá cẩm thạch trắng và đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Tầng trên đặt tượng Phật A Di Đà cũng bằng đá cẩm thạch trắng.

Phía sau kiến trúc lớn sân vườn rộng rãi với nhiều kiến trúc, tiểu cảnh Phật giáo: Vườn Lâm Tỳ Ni, Phật giảng đạo 5 vị Trần Kiều Như, 18 tượng Thập Bát La Hán, Phật Thích Ca niết bàn dưới gốc bồ đề,… Ngoài ra còn nhiều kiến trúc khác như Giảng đường, nhà ăn, phòng ở của các sư trong chùa,…

Vồ Bồ Hong (Đỉnh núi Cấm)


Vồ Bồ Hong là điểm cao nhất trên đỉnh núi Cấm. Nhiều người tưởng nhầm rằng khu vực trung tâm ở chùa Phật Lớn là đỉnh, tuy vậy bạn cần di chuyển gần 2km đường núi để lên đến đỉnh. Nơi đó có 1 tượng thờ Ngọc Hoàng Đại Đế. Bạn sẽ phải đi qua những đoạn đường dốc và những bậc cầu thang để lên đến đỉnh.

Đứng trên đỉnh Bồ Hong bạn có thể nhìn một phần khung cảnh chùa Phật Lớn và hồ Thủy Liêm. Nếu trời trong bạn có thể nhìn ra cả Hà Tiên (Mình nghe các chú xe ôm kể lại như thế).

11h30: Quý khách dùng cơm trưa với những món đặc sản vùng bảy núi, tự nghỉ ngơi thư giãn hoặc checkin những bức ảnh đẹp bên hồ Thủy Liêm. Sau đó quý khách có thể đến vui chơi tắm mát mẻ tại 

Công viên nước Thanh Long


Một công viên nước nằm ngay đỉnh núi và giữa những rừng cây bí ẩn. Khu công viên có nhiều trò chơi cảm giác mạnh, những trò chơi thú vị với nước. Nơi đây có 1 bể tạo sóng có diện tích 3500m2, các máng trượt, vòng xoắc ốc dài, suối nhân tạo, hồ vô cực… và đặc biệt là khu vui chơi dành riêng trẻ em Amazon Kids đầy thú vị.

CHIỀUviếng bà chúa xứ  - cầu bình an mai mắn ĂN CHIỀU

15h00: Quý khách đến checkin các điểm tham quan tại khu du lịch Núi Sam

Nằm cách mặt nước biển 284m, núi Sam có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh gồm: Miễu Bà Chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền… Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.

Miếu Bà Chúa Xứ


Chắc hẳn bất kì người dân Nam Bộ nào, kể cả du khách các miền khác cũng đều nghe nói và biết đến Miếu Bà tại An Giang. Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang – Miễu Bà Chúa Xứ đã trở thành một điểm du lịch tâm linh vô cùng linh thiêng thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, lễ bái hàng năm. Miếu Bà Chúa xứ là một ngôi miếu bề thế giữa một không gian rộng lớn tịnh yên và thơ mộng. Với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật, khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son càng làm tăng thêm sự cổ kính, tôn nghiêm.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam diễn ra vào ngày 22 – 23 tháng 4 âm lịch, là lễ hội cấp quốc gia lớn nhất Nam Bộ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của cư dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm có rất đông du khách thập phương đến với miếu Bà Chúa Xứ cúng bái, xin phúc cầu may đầu năm. Tạo nên một không gian lễ hội sôi nổi và náo nhiệt tại khu du lịch núi Sam.

Lăng Thoại Ngọc Hầu


Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn trong quần thể di tích núi Sam ngày nay. Không chỉ một công trình bề thế mà còn mang rất nhiều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. Đặc biệt, lăng Thoại Ngọc Hầu núi Sam được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Trong đền còn có nhiều bảo vật có giá trị khác như văn bia, những bức hoành phi, liễn đối, văn tế, những áng văn thơ hùng tráng… ca ngợi công đức những bậc tiền nhân, gợi lên một thời oanh liệt của ông cha trong những năm tháng đi khai hoang, mở mang bờ cõi, để lại tài sản vô giá cho con cháu muôn đời sau. Giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu, với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế huyền thoại, tạo nên một không khí hết sức trang nghiêm.

Chùa Tây An


Ngôi chùa này nằm trong khu di tích lịch sử núi Sam, với sự kết hợp giữ lối kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ và cổ truyền dân tộc Việt Nam đã thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng. Và chùa Tây An cũng được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia cần được bảo tồn. 

Điểm ấn tượng của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ; bên trong được trang trí bởi những hoa văn và đường nét của nhiều lối kiến trúc đan xen nhau một cách hài hòa.

Chùa Hang


Hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Phước Điền, được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845, tính đến hiện tại, chùa Hang có niên đại hơn 100 năm tuổi. Được thiết kế với kiến trúc đền chùa rất độc đáo, lại có địa thế nằm ở lưng chùng núi đã tạo cho ngôi chùa một khung cảnh thanh bình và vô cùng thanh tịnh, quý Phật Tử đến viếng chùa sẽ có cảm giác đang ngao du ở chốn tiên cảnh nào đó giữa lưng chừng trời vậy, cảnh vật thiên nhiên quyến rũ thơ mộng.

Đứng từ sân chùa, du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy núi cao, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, ở đằng xa xa là những vạt tràm xanh ngát. Điểm thu hút du khách đến với chùa Hang là ở trong chùa có rất nhiều tiểu cảnh sinh động, tất cả đều được trang trí bằng cây xanh hoặc những bức tượng Phật đẹp mắt.

Khu du lịch Cáp treo Núi Sam


Đến khu du lịch cáp treo núi Sam, du khách được tham quan các điểm đến gồm: nhà ga và trụ cáp treo hiện đại theo phong cách châu Âu, tổ hợp các chùa đền có thể tham quan và cúng viếng đền Một Cột, đền Dược Sư, đền Phật Quan Âm… Đặc biệt, du khách hành hương còn được dịp chiêm bái tượng Phật ngọc, Phật Vàng thiên thủ thiên nhãn trên núi Sam trong quần thể các đền, miếu được xây dựng tôn tạo uy nghiêm với nhiều kiểu kiến trúc đặc sắc, đa dạng. Du khách còn có thể ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà hàng; mua sắm, giao lưu và hòa mình vào các lễ hội tại quảng trường – trung tâm tổ chức hội chợ…

Với hệ thống cáp treo đang xây dựng, khi hoàn thành sẽ đưa du khách lên núi Sam để chiêm bái Phật Ngọc và thưởng ngoạn toàn cảnh vùng đất linh thiêng, hùng vĩ của thành phố Châu Đốc, An Giang

Tháp Pháo đài


Vào khoảng năm 1896, chánh tham biện người Pháp xây dựng ngôi biệt thự kiên cố, có tháp cao hình trôn ốc để lên hóng gió. Từ đó, đỉnh núi Sam có tên gọi Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa. Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà mát chênh vênh trên sườn núi; bên trong là bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ núi Sam ngày xưa.


Long Sơn Tự


Chùa Long Sơn nằm trên đường lên đỉnh Núi Sam. Chùa có kiến trúc cổ kính và khuôn viên thoáng mát. Đặc biệt phía sau chùa có thể nhìn ra toàn cảnh cánh đồng lúa và thành phố bên dưới rất thơ mộng, nhất là vào lúc hoàng hôn. Cảm giác thanh tịnh đứng dưới mái chùa phóng tầm mắt ra không gian xanh mướt xung quanh sẽ khiến bạn không muốn rời bước.
Long Sơn Tự là một ngôi chùa đẹp với nhiều tượng Phật, bồ tát uy nghi, tự tại như đang nhìn bao quát thế gian. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng giữa núi rừng hoang sơ, tĩnh mịch khiến lòng khách du lâng lâng như thoát tục.

Đặc sản Núi Sam


Đến thăm núi Sam du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bò bảy món nơi đây như bò nướng, lòng bò, nẫu bò, lẩu bò…tại quán bò Tony, Tư Thiêng,Trường Nhựt gần khu vực Núi Sam và các món ăn nổi tiếng của Châu Đốc như bún cá, gỏi sầu đâu, lẩu mắm, chuột đồng…

17h00: Xe đưa Quý khách về lại điểm hẹn, dùng cơm chiều trên đường đi, kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại Quý khách trong các lịch trình hấp dẫn khác khám phá vùng đất Miền Tây.

TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ:
§  Vận chuyển: 
- Xe đưa đón và tham quan cho các em theo chương trình.
§  Ăn uống: theo chương trình
o  Ăn sáng: Hủ tíu, bánh canh, bún rêu cua đồng,..
o  Bữa ăn chính: thực đơn đặc sản vùng bảy núi
§  Nước: nước suối 01 chai/khách/ngày.
§  Bảo hiểm: Quý khách được mua bảo hiểm du lịch trọn Tour. Mức bồi thường tối đa là 20.000.000đ/vụ.
§  Hướng dẫn viên: chuyên nghiệp, nhiệt tình, thuyết minh và phục vụ suốt tuyến.
§  Phí tham quan: Vé cổng (1 lượt).

CHƯA BAO GỒM:
o  Cáp treo Núi cấm, Cáp treo Núi sam
o Chi phí tại các khu vui chơi giải trí.
o  Chi phí cá nhân và các chi phí khác ngoài chương trình.

THIÊN Ý THÀNH - Đối Tác Chân Thành!
Chi nhánh Vĩnh Long: Số 69/22 - Phó Cơ Điều, Phường 3, Tp Vĩnh Long | Đại Diện Phú Quốc: | Đại Diện TP HCM:
Điện thoại: 0706.270.079 | Fax: 0706.270.029 | Email: thienythanh@gmail.com | Website: http://thienythanh.net
< !-- -->